Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một thao tác hết sức quen thuộc mà bà nội trợ nào cũng biết. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo quản thực phẩm đúng cách. Không gây ra những nguy hại cho sức khỏe của gia đình là một vấn đề không phải đơn giản.
Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình, lợi ích của nó là để lưu trữ, bảo quản thức ăn được lâu hơn và giữ được chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của chiếc tủ lạnh thì bạn nhất định cần phải tránh những sai lầm sau:
Mục Lục
1. Sắp xếp thức ăn không đúng vị trí
Mỗi vị trí trong tủ lạnh có một nhiệt độ khác nhau và phù hợp với mỗi loại thực phẩm riêng. Nếu sắp xếp các loại thực phẩm không đúng vị trí và đủ độ lạnh cần thiết. Các loại thực phẩm này sẽ bị hỏng và ảnh hưởng đến nhiều loại thực phẩm khác.
Theo thứ tự, ngăn đông thường dùng để trữ các loại cá thịt để lâu ngày và trữ đá. Ngăn mát dùng để trữ thức ăn thừa, đồ uống, thực phẩm ăn liền, rau quả và thực phẩm sống. Những kệ dưới của ngăn mát bạn có thể để trứng, sữa, các loại thịt và hải sản muốn dùng nhanh hoặc các thực phẩm đang cần rã đông. Đối với cánh cửa tủ, cũng là nơi ít được làm lạnh nhất, bạn nên để những thực phẩm khô như các loại hạt, bơ… và các loại gia vị, sốt. Vì những loại thực phẩm này có thời gian bảo quản rất lâu.
2. Không chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
Một sai lầm mà chúng ta thường hay gặp phải đó chính là không điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh. Thường khi mua tủ lạnh về ta có suy nghĩ nhà sản xuất đã mặc định nhiệt độ sẵn. Nên chúng ta cứ thế mà dùng.
Nhưng bạn cần biết rằng mỗi ngăn tủ lạnh cần có nhiệt độ thích hợp. Nếu bạn để nhiệt độ chung cho các ngăn thì các loại thực phẩm sẽ không được làm lạnh một cách tốt nhất. Còn nếu để nhiệt độ cao quá vừa tốn điện mà thực phẩm lại dễ bị đông đá.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho tủ lạnh là:
- – 18 độ C đến 0 độ cho ngăn đá.
- 1,7 – 5 độ C cho ngăn lạnh
- 0 – 4 độ C cho ngăn thực phẩm tươi
- khoảng 0 độ C cho ngăn làm mát.
3. Tích trữ quá nhiều thực phẩm đến kín tủ lạnh
Khi tủ lạnh nhà bạn đã có quá nhiều thứ mà bạn không thể nhồi nhét thêm được gì vào nữa. Thì hãy nghĩ ngay đến chuyện dọn dẹp tủ lạnh. Trước khi đi chợ hay vào siêu thị mua sắm thì nên dành thời gian mở tủ lạnh ra và dọn hết những thứ không còn sử dụng được nữa. Có thể là chai tương ớt sắp hết hạn hay bát canh thừa để tận mấy ngày trong tủ…. Là những thứ bạn cần lấy ra khỏi tủ lạnh ngay. Các cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm khuyên bạn nên hình thành thói quen kiểm tra đồ ăn trong tủ lạnh. Hoặc tủ đá trước khi đi chợ để tránh lãng phí thực phẩm cũng như tiền của.
4. Không bao bọc kỹ thịt trước khi cho vào tủ lạnh
Khi đặt thịt sống vào tủ lạnh mà không bao bọc kỹ, nước thịt rất dễ rỉ qua các khe hở và chảy ra ngoài. Thấm vào các loại thực phẩm khác.
Các loại thịt sống, đặc biệt là thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter. Một loại vi khuẩn nguy hiểm dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Vì vậy, bạn hãy bọc thịt thật kĩ rồi bỏ vào hộp đóng kín để tránh trường hợp vi khuẩn trong thịt xâm nhập sang những loại thực phẩm khác.
5. Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết
Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.
Lưu ý: Không cho thịt chín vào đông lạnh quá lâu. Thịt để lâu trong tủ lạnh ăn vẫn có thể bị tiêu chảy
6. Để lẫn thực phẩm chín và sống
Trong thực phẩm sống và chín đều tồn tại các vi sinh vật. Nếu bạn để chúng lẫn với nhau sẽ gây nên tình trạng lây nhiễm chéo gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các bệnh về đường tiêu hóa. Nguy hiểm hơn nữa là gây ngộ độc thực phẩm.
7. Cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Nhiều người muốn tiết kiệm thời gian nên cắt nhỏ rau củ trước khi bảo quản để tiết kiệm thời gian khi chế biến. Thế nhưng cách này khiến rau củ nhanh bị mất đi dinh dưỡng. Thậm chí có thể sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
Rau củ là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Hãy bảo quản thực phẩm khoa học để mang đến những bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình nhé.
8. Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ
Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh. Đó là một nhầm tưởng phổ biến ở nhiều người. Các chén nước mắm hay đồ kho được đẩy vào trong tủ lạnh mà không che đậy dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh nhà bạn. Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngừng hoạt động chứ không hẳn tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn. Chính vì vậy việc không đậy nắp thức ăn thừa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Cho thức ăn thừa không đậy nắp vào tủ lạnh là sai lầm
Giải pháp là bạn nên trữ thức ăn thừa vào vật chứa sạch, có nắp đậy kín cẩn thận. Tủ lạnh ngày nay không cần chờ cho thức ăn nguội mới cho vào mà nó có khả năng xử lý nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, việc cho thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ làm cho tủ lạnh bạn hao tốn điện năng khá lớn, và đôi khi nó cũng làm hại trực tiếp tủ lạnh của bạn.
Trữ thức ăn thừa vào hộp sạch có đậy nắp
9. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách là rau củ quả không để gần nhau
Bạn nên lựa chọn vị trí khác nhau để đặt rau củ quả vì mỗi loại có khí gas khác nhau nếu đặt gần có thể làm chúng phân hủy nhanh.
Trên đây là những sai lầm cần tránh khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Mỗi ngày hãy dành thời gian sắp xếp tủ lạnh hợp lý để đảm bảo thực phẩm của bạn luôn giữ trọn được chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe cả nhà.
Chỉ cần chú ý một chút là bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe gia đình. Và biến chiếc tủ lạnh trở thành nơi dự trữ nguồn thực phẩm dồi dào và an toàn nhất.
MỌI CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ
Điện Lạnh HP
- Hotline: 0919.100.195 – 0903 325 322
- Email : huyenpham.hce@gmail.com