Tủ lạnh là một trong những đồ vật quen thuộc, tiện ích nó giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Tuy nhiên không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng nên để trong tủ lạnh.
Mục Lục
Các loại quả có chứa hàm lượng nước nhiều
Các loại quả có chứa hàm lượng nước nhiều như cà chua, vải, ớt đỏ, chuối…không nên lưu trữ lâu trong tủ lạnh. Các loại quả này sẽ xuất hiện tình trạng bị chấm đen, mềm nát dẫn đến thay đổi mùi vị do hàm lượng nước trong thực phẩm quá nhiều. Riêng với cà chua vì có chứa ethylene (một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh) làm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm khác như cà rốt bị đắng, dưa chuột bị vàng…
Các loại quả có chứa hàm lượng nước nhiều sẽ bị chấm đen, mềm nát khi lưu trữ lâu trong tủ lạnh
Cà chua chứa ethylene (một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh) làm cà rốt bị đắng, dưa chuột bị vàng…
Khoai tây: Khoai tây để trong tủ lạnh sẽ bị sượng, mất hết hương vị.
Dưa hấu: Dưa hấu để trong tủ lạnh khi lấy ra ăn ta luôn có cảm giác ngọt, mát dễ ăn hơn, tuy nhiên dưa sẽ mất chất chống oxy hóa (một chất rất có lợi cho sức khỏe).
Hành: Nếu bạn để hành trong tủ lạnh, độ ẩm cao sẽ khiến hành trở nên mềm và nhanh mốc. Hãy bảo quản hành ở nơi khô ráo và thoáng mát. Bạn cũng nên lưu ý để hành cách xa khoai tây, vì khoai tây thường giải phóng độ ẩm và khí ga khiến hành nhanh thối rữa.
Bơ: Bơ chín đẹp nhất ở nhiệt độ phòng, do đó bạn không cần bỏ chúng vào tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản bơ đã chín trong tủ lạnh, nhưng không nên để lâu vì nhiệt độ thấp sẽ khiến bơ nhanh bị hỏng.
Tỏi: Bảo quản tỏi trong tủ lạnh không chỉ khiến chúng mất đi hương vị mà còn khiến chúng nhanh hỏng. Môi trường lạnh sẽ khiến tỏi mọc mầm và các rễ phát triển. Thay vào đó, hãy bảo quản tỏi trong túi giấy ở nơi khô mát và ít ánh sáng.
Các loại rau có lá xanh hay các loại rau củ như cà rốt, bắp cải…
Tuy những loại thực phẩm này đều thích hợp bảo quản ở mức nhiệt 0 độ C nhưng nếu bạn cho chúng vào tủ lạnh ngay sau khi vừa mua về thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dùng. Ở mức nhiệt thấp các loại thực phẩm này sẽ bị ức chế hoạt động lên men từ đó các độc tố tồn dư trong chúng chưa được phân giải kịp thời, vì thế khi mua về nên để ở nhiệt độ thường bên ngoài một lúc sau đó mới lưu trữ vào tủ lạnh.
Rau chân vịt dễ bị héo và úa khi bảo quản lâu trong tủ lạnh
Nên để cà rốt ở bên ngoài khoảng 1 ngày trước khi đưa vào tủ lạnh để cà rốt có thể phân giải hết độc tố
Cá
Nhiệt độ bảo quản cá tốt nhất là khoảng -30 độ C, nhưng với mức nhiệt -15 độ C của ngăn đông thì sẽ không đáp ứng được mức nhiệt độ thích hợp để bảo quản cá, vì thế khi bảo quản cá quá lâu trong tủ lạnh sẽ khiến cá bị bở làm mất mùi vị của thực phẩm đồng thời gây ra mùi hôi làm tốn nhiều thời gian để vệ sinh tủ lạnh.
Bảo quản cá lâu trong tủ lạnh sẽ làm thịt cá bị bở và có mùi hôi
Thực phẩm chứa hàm lượng mỡ nhiều như chân giò hun khói, dăm bông
Vì chứa hàm lượng mỡ nhiều nên khi bảo quản trong tủ lạnh lượng mỡ trong chân giò sẽ đông cứng lại làm thịt bị kết cứng hoặc rời ra, dăm bông sẽ nhanh hỏng do vừa chứa chất béo và nước.
Chân giò sẽ đông cứng lại làm thịt bị kết cứng hoặc rời ra khi bảo quản trong tủ lạnh
Dăm bông sẽ nhanh hỏng khi bảo quản trong tủ lạnh
Socola
Khi bảo quản trong tủ lạnh bề mặt cả sôcôla dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu, đồng thời đây cũng chính là điều kiện hơi ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Cách tốt nhất để bảo quản socola là cho socola vào túi hút chân không rồi bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh, sau khi lấy sôcôla phải đợi sôcôla đạt đến nhiệt độ thường thì mới bóc ra và sử dụng.
Socola sẽ mất vị ngon ban đầu khi bảo quản không đúng cách trong tủ lạnh